Nội dung bài viết
Tại sao phải vệ sinh khoang máy ô tô?
Dù được che chắn bởi nắp capo nhưng sau khi trải qua một thời gian dài sử dụng phần khoang máy ô tô sẽ bị bám bụi, dầu mỡ,.. do tác động của nhiều yếu tố. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tản nhiệt của động cơ cũng như tuổi thọ của hệ thống ống dẫn, bình điện,… Vậy nên đó là lý do tại sao chúng ta nên vệ sinh khoang máy xe ô tô định kỳ.
Vai trò của khoang máy ô tô
Đây là vấn đề mà hầu hết khách hàng nào cũng quan tâm hàng đầu khi chuẩn bị tậu 1 em xế cưng về cho mình. Khoang máy xe ô tô như “trái tim” của chiếc xe, một chiếc xe được trang bị 1 khối máy móc tốt, ổn định và hiện đại sẽ sở hữu hiệu suất vận hành cao. Vậy nên đây chính là nơi chứa sức mạnh của một chiếc xe, cùng với hệ thống điều khiển sẽ giúp mang lại cảm giác lái tuyệt vời nhất cho người sử dụng.
Tác dụng của việc vệ sinh khoang máy xe ô tô
Chính vì khoang máy nắm giữ vai trò quan trọng nên việc vệ sinh bộ phận này là điều cần thiết bởi tác dụng nó là:
- Giúp động cơ luôn mới
- Tránh bùn đất hay rác bẩn bám vào
- Tăng khả năng làm mát
- Giúp phát hiện những vấn đề hỏng hóc của động cơ, lọc gió, hệ thống điện
- Phòng ngừa tình trạng chuột, côn trùng, rắn rết chui vào
- Kiểm tra được tình trạng của các chi tiết nhỏ như dây cu roa, đinh vít bị ăn mòn (hoen gỉ), gioăng cao su,…
Từ đó duy trì được chất lượng hoạt động và kéo dài tuổi thọ của động cơ, ngoài ra việc vệ sinh khoang máy xe ô tô định kỳ cũng giúp việc bán lại dễ dàng hơn nếu có ý định lên đời xe. Thậm chí nhiều người sẵn sàng ra đưa ra giá mua khá cao để có được chiếc xe của bạn, bởi kinh nghiệm người mua xe ô tô cũ cho thấy tâm lý khách hàng nào cũng muốn tậu 1 chiếc xe có động hoạt động còn tốt cả.
Bao lâu thì vệ sinh khoang máy ô tô?
Không nhất thiết phải vệ sinh khoang máy ô tô thường xuyên giống như chùi rửa vỏ xe hay vệ sinh nội thất. Tốt nhất chủ xe nên tiến hành vệ sinh khoang máy ô tô khoảng 2 đến 3 lần trong 1 năm và mức độ kiểm tra nên diễn ra đều đặn.
Các bước vệ sinh khoang máy ô tô?
- Mở nắp capô, dọn dẹp khoang máy
Sau khi xe hoạt động, khu vực khoang máy thường rất nóng, nhiệt độ cao ở một số chi tiết có thể khiến bạn bị bỏng. Vì vậy, trước khi vệ sinh cần mở nắp capô từ 10 – 20 phút để giải nhiệt. Điều này góp phần giúp các bộ phận trong khoang máy như các van, đường ống bằng cao su, dây đai… không bị giảm tuổi thọ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Loại bỏ các mảnh vụn, cành cây hay lá khô… lọt vào khoang động cơ, đặc biệt ở khu vực gần khe gió, dưới kính chắn gió. Một số dòng ô tô thường có nắp che chắn động cơ, bạn nên tháo ra để dễ dàng thao tác khi làm vệ sinh.
-
Che chắn các mạch điện, cổ hút gió động cơ…
Sau khi dọn sạch rác lọt vào khoang động cơ, nên dùng bọc nilon hoặc băng keo chống nước chuyên dụng để che chắn các mạch điện, các thiết bị điện tử. Kiểm tra nắp che chắn các cực ắc quy, nếu không đảm bảo an toàn nên tạm thời ngắt kết nối. Bên cạnh đó nên dùng khăn sạch hoặc túi nilon bịt cổ hút gió, máy phát điện để tránh nước xâm nhập có thể gây hư hỏng.
- Xịt dung dịch vệ sinh khoang máy
Tiến hành xịt dung dịch vệ sinh lên các khu vực trong khoang máy, sau đó để khoảng 3 – 5 phút để dung dịch hòa tan, làm mềm cặn bẩn hay dầu mỡ bám trên các chi tiết. Sau đó dùng bàn chải, chổi mini kết hợp dung dịch vệ sinh động cơ để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu hay những khu vực bám nhiều dầu mỡ và xung quanh khoang máy…
-
rửa lại bằng nước sạch
Sau khi khoang máy đã được làm sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, dùng vòi xịt nước, xịt rửa lại các khu vực xung quanh khoang động cơ để làm sạch.
Chú ý, không dùng các loại máy xịt có áp lực cao, đồng thời không xịt nước trực tiếp vào khu vực lắp đặt các bộ phận điện tử, mạch điện dù đã được che chắn. Thay vào đó, dùng bàn chải nhỏ để vệ sinh các ngõ ngách sau đó dùng khăn sạch lau khô để tránh nước xâm nhập vào các chi tiết này.
- Lau khô các chi tiết
Dùng khăn vải mềm kết hợp với vòi xịt khí nén để lau khô các trong khoang máy. Chú ý các lau khô các giắc cắm, dây bugi, các bộ phận điện tử…
-
Kiểm tra lại khoang máy
Sau khi đã hoàn thành việc vệ sinh khoang máy, bắt đầu tháo gỡ băng keo, bọc nilon đã bao bọc các mạch điện, cổ hút gió động cơ, máy phát điện. Kiểm tra xem có vật dụng nào còn xót lại trong khoang máy sau đó đậy nắp che chắn động cơ, nắp capô và khởi động xe để kiểm tra các chi tiết có hoạt động bình thường hay không.