Phân biệt bugi bị hỏng

Cách phân biệt bugi hỏng

Bugi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của ô tô. Nó thuộc hệ thống đánh lửa trên xe ô tô tuy nhiên vì mục đích lợi nhuận mà nhiều nơi họ đã sản xuất những loại bugi giả kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của xe

Hiện nay trên thị trường có 2 loại Bugi phổ biến là: Denso và NGK. Đây cũng là hai thương hiệu bugi bị làm giả nhiều nhất.

phân biệt bugi thật, bugi giả
phân biệt bugi thật, bugi giả

1.Tác dụng của Bugi ô tô là gì?

Bugi (spark plug) là bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa của ô tô, đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của động cơ xe. Bugi ô tô có tác dụng phát sinh ra tia lửa điện giữa điện cực trung tâm và điện cực của bên nối mát giúp đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh.

 

2. Cấu tạo bugi ô tô

Bugi ô tô có cấu tạo bao gồm 4 phần chính: vỏ sứ, đầu nối, đầu điện cực và lõi đồng.
Do hoạt động với áp suất nén lên đến 50kg/cm2 và nhiệt độ lên đến 2.500 độ C nên bugi được chế tạo từ vật liệu chịu nhiệt và áp suất cao như đồng, niken, iridi, platinum hoặc gốm.

Quá trình tạo ra tia lửa điện của bugi là sự phản ứng giữa khí oxy, nhiên liệu và nhiệt độ. Tạo ra vụ nổ nhỏ, tỏa nhiệt từ 4.700 độ C đến 6.500 độ C giúp đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, không khí và đẩy piston xuống trong chu kỳ nén.

3.Cách phân biệt bugi thật – giả

Hiện nay, bugi giả được bày bán tràn lan ở các cửa hàng bán phụ tùng. Những loại này gây nên nhiều vấn đề cho xe như khó khởi động, động cơ kém hiệu quả, hao nhiên liệu, xe không bốc. Sử dụng trong thời gian dài còn thấy hiện tượng đầu bugi bị móp và thủng do chất lượng kém.
Khác biệt lớn nhất giữa bugi thật – giả chính là phần điện cực trung tâm. Bugi NGK thật có một điện cực trung tâm làm bằng Iridium. Chất liệu này có đặc tính nóng chảy rất cao, cứng và bền lâu.
Loại giả không có phần Iridium trên đỉnh mà chúng được thay thế bằng niken – chất liệu trông giống Iridium. Niken rất yếu và không chịu được nóng. Điều này làm cho điện cực trung tâm rất dễ bị tan chảy và gây hại cho động cơ.
Theo NGK, người dùng có thể nhận biết dấu hiệu bugi bị làm giả qua các dấu hiệu dưới đây.

Thương hiệu

Đầu tiên chúng ta sẽ nhìn vào tên thương hiệu, bugi NGK thật sẽ có chữ phần logo ở phần chính giữa, sắc nét và được in bằng mực in tốt. Trong khi đó các sản phẩm làm nhái có nét chữ mờ, vị trí nhận diện thương hiệu bị xô lệch.
Nếu như bạn nhìn thấy phông chữ không chuẩn hoặc bị nhòe thì đây cũng là dấu hiệu đáng nghi ngờ.

Đai ốc lục giác

Dấu hiệu tiếp theo là phần đai ốc lục giác. Nếu không có số lô hoặc một loại phông chữ khác được sử dụng so với loại phông chữ chuẩn, thì đó không phải là sản phẩm chính hãng. Bugi thật có 4 ký tự được dập nổi sắc nét, mô tả cấu tạo và đặc tính của bugi.
Vòng đệm (long đen)
Đây cũng là đặc điểm thợ máy khuyên người mua kiểm tra đầu tiên. Bugi giả có vòng đệm lỏng lẻo dễ tháo rời. Bugi thật vòng đệm cố định, khó tháo hơn.
Tim sứ ở phần điện cực trung tâm
Bugi giả có phần tim sứ ở điện cực trung tâm có màu trắng đục, không đều màu. Phần tim sứ của bugi thật trắng đều, sạch sẽ.
Nguồn copy

 

Một thương hiệu khác của Nhật Bản là Denso cũng gặp phải tình trạng làm giả, làm nhái tương tự. Dấu hiệu để nhận biết hàng giả của thương hiệu này như: đầu điện cực sáng loáng chứ không xỉn như hàng thật.

3. Các loại bugi ô tô

Dựa vào khả năng tản nhiệt thì bugi ô tô được chia thành 2 loại: bugi nóng và bugi lạnh.

– Bugi nóng có khả năng tản nhiệt nhanh, do đó thường được dùng trong các động cơ có tỉ số nén thấp, di chuyển quãng đường ngắn, tốc độ thấp và tải trọng nhẹ.

– Bugi lạnh có khả năng hấp thụ nhiệt lớn nhưng dẫn nhiệt kém, do đó phù hợp với các động có tỉ số nén cao, di chuyển quãng đường dài, tốc độ cao và tải trọng lớn.

Tùy thuộc vào mỗi động cơ khác nhau mà nhà sản xuất sẽ sử dụng loại bugi phù hợp với công năng và xu hướng thị trường.

Các loại bugi
Các loại bugi

4. Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng

Theo các chuyên gia ô tô, cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng có thể dựa vào 6 dấu hiệu sau:

Mức tiêu hao nhiên liệu bất thường

Trường hợp bugi bị hỏng có thể làm giảm hiệu suất đốt cháy nhiên liệu lên đến 30%, khiến thời gian đốt cháy lâu hơn, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Máy không nổ hoặc khó khởi động

Bụi bẩn và hao mòn chi tiết có thể hạn chế khả năng đánh lửa của bugi. Ngoài ra, hơi nước đọng trong xi lanh có thể khiến động cơ bị lạnh, bugi sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn để tạo ra tia lửa đốt cháy nhiên liệu, việc khởi động máy cần nhiều thời gian hơn so với bình thường.

Đèn động cơ bất ổn

Với nhiều tài xế, cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng đơn giản nhất là dựa vào đèn báo kiểm tra động cơ. Khi bugi gặp vấn đề sẽ kích hoạt đèn báo sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia ô tô cho rằng, có nhiều nguyên nhân khác cũng khiến đèn báo phát sáng như lỗi về bộ cảm biến năng lượng, bộ chuyển đổi xúc tác hay nắp bình chứa nhiên liệu. Vì thế, chủ xe nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, không quy chụp đèn báo sáng nghĩa là lỗi bugi để có hướng khắc phục nhanh chóng, phù hợp.

Hiệu suất kém

Dưới sự điều khiển của hệ thống ECM, bugi sẽ tạo ra tia lửa mạnh đủ để đốt cháy lượng nhiên liệu cần thiết cung cấp cho động cơ. Khi bugi bị lỗi hoặc hỏng, nhiên liệu cháy không ổn định khiến xe ì máy, đứng máy.

Phản ứng chậm

Xe bị hỏng hoặc mòn bugi sẽ khởi động chậm, không thể tăng tốc nhanh, máy nổ không đều hoặc có hiện tượng giật khi đang vận hành. Chủ xe cần tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế bugi để không ảnh hưởng đến động cơ.

Màu sắc của bugi

Những dấu hiệu bất thường của bugi còn có thể nhận biết thông qua màu sắc:

 – Bugi màu đen và nhớt, kèm theo mùi khét cho thấy dầu nhớt bị rò rỉ vào xi lanh, bám và khiến bugi không thể đánh lửa.

 – Bugi có màu trắng là dấu hiệu bộ phận làm mát có vấn đề, bugi sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh lửa.

 – Bugi có màu vàng nâu là động cơ đang hoạt động bình thường.

Hi vọng với bài viết trên Pro Car đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức hữu ích. Mọi thông tin liên quan đến chăm sóc, bảo dưỡng và nâng cấp đồ chơi xe bạn đọc vui lòng để lại comment hoặc liên hệ số hotline: 0867.767.168 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *